Bé mấy tháng ăn được cháo hạt luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Những năm tháng đầu đời, bé cần được tập phát triển cơ hàm, cung cấp đa dạng các dưỡng chất nên cháo là món ăn dặm cực kì thích hợp. Cháo dễ ăn, dễ chế biến, dễ dàng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau.. Vậy có những “bí quyết” nào tốt nhất để giúp bé ăn cháo hạt? Hãy để Faminuts House bật mí đến bạn ở bài viết sau nhé!
Trong giai đoạn 12 tháng tuổi trở về trước, trẻ nhỏ cần được đảm bảo 70% khẩu phần ăn từ sữa mẹ và sữa bột để đáp ứng đầy đủ dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên ở thời điểm 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé bắt đầu chế độ ăn dặm với bột hoặc cháo rây.
Thời gian đầu để bé dần làm quen với thức ăn, có thể cho con ăn cháo trắng hoặc bột gạo. Sau khi bé “thành thạo” với điều này, cha mẹ hãy bổ sung thêm rau củ, hạt dinh dưỡng xay nhuyễn, về sau là thịt và hải sản. Sở dĩ phải như vậy là vì hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn non yếu nên cần tuân thủ chế độ ăn chuyển dần từ ngọt đến mặn, từ loãng sang đặc
Vậy sau khi ăn bột thì bé mấy tháng ăn được cháo hạt? Tốt nhất là khi con được 8 tháng tuổi. Ngoài ra cần lưu ý là cha mẹ hãy cho con tập ăn cháo loãng trước rồi mới dần dần chuyển sang cháo nguyên hạt nhé
Cháo rây phù hợp để bé ăn dặm
Khi trẻ được 8 tháng tuổi thì hãy bắt đầu cho trẻ với cháo xay nguyễn, từ 1 đến 2 tháng là vừa đủ để bé quen với thức ăn dạng lỏng. Mặc dù vậy, hệ tiêu hoá của bé giai đoạn này vẫn còn yếu nên nếu bé có vấn đề về dạ dày trước khi ăn, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhé!
Khi bé đã quen với cháo xay nhuyễn được 1 - 2 tháng thì mẹ hãy cho bé ăn cháo vỡ hạt. Ở thời điểm 10 tháng tuổi thì hệ tiêu hoá của bé đã phát triển hơn và đã quen với tiêu hoá thực phẩm dạng xay nhuyễn trước đó. Lúc này thì mẹ không cần xay nhuyễn cháo mà chỉ cần nấu nhừ và tránh nhuyễn đều, kết hợp với rau củ và thịt cá ăn kèm để bé tập cơ hàm.
Sau 2 tháng tập ăn cháo vỡ hạt thì các mẹ hãy bắt đầu cho con ăn cháo nguyên hạt nhé. Ở thời điểm 12 tháng tuổi thì khoang miệng và ống tiêu hoá của trẻ đã phát triển hơn. Cháo nguyên hạt vừa đủ độ thô để kích thích sự phát triển cơ hàm, vị giác và khả năng tiêu hoá thức ăn của ống tiêu hoá. Việc cho trẻ tập ăn các thực phẩm thô khi 1 tuổi giúp bé thích nghi với đồ ăn, tạo điều kiện để bé chuyển sang ăn cơm hạt sau này.
Cháo xay nhuyễn thích hợp cho trẻ nhỏ từ 8 tháng tuổi
Bé mấy tháng ăn được cháo hạt? Cho dù đã thấy bé quá “thành thạo” ăn bột đặc thì mẹ cũng đừng vội vàng cho bé ăn cháo nguyên hạt khi chưa đủ 8 tháng tuổi nhé. Bởi vì điều này rất dễ gây ra các vấn đề sức khỏe với trẻ nhỏ, như:
- Bị nghẹn, khó nuốt, nôn mửa: Vì trẻ chưa thể nào thích nghi được khi từ ăn dặm chuyển nhanh sang ăn thức ăn thô, cứng. Khi nuốt thức ăn, trẻ dễ bị hóc, nghẹn, gây nôn và có thể hình thành chứng “sợ ăn” sau này.
- Gây tổn thương dạ dày: Khi mà giai đoạn cơ hàm và khả năng nhai, cắn thức ăn của bé còn kém thì thức ăn hầu như đi trực tiếp đến dạ dày mà ít được “sơ chế” ở khoang miệng. Cộng thêm niêm mạc dạ dày của bé còn non nớt, một khi co bóp thức ăn thì dễ dẫn đến đau và viêm loét dạ dày.
- Khó hấp thu, gây rối loạn tiêu hoá: Ruột non của trẻ sẽ khó mà hấp thu trọn vẹn những mảng miếng cháo hạt thô cứng không được xử lý triệt để từ trước đó. Chúng còn kéo theo các hệ luỵ về sau như đầy bụng, táo bón, tiêu chảy,…
Cho trẻ quen ăn rau củ rồi mới chuyển sang thịt, cá. Rau củ dễ tiêu hoá hơn nên phù hợp để bắt đầu ăn dặm và an toàn với hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện của bé. Tuy nhiên, mẹ cần cẩn trọng khi cho bé thử ăn hải sản vì có thể gây kích ứng đường ruột còn non nớt của trẻ; gây ra các vấn đề về tiêu chảy, đau bụng, nổi mề đay.
Cha mẹ có thể khởi đầu cho trẻ với cháo rau củ trước để làm quen
Để tránh quá tải với cơ thể của trẻ, trong 1 - 2 tuần đầu khi bắt đầu cho bé tập ăn cháo, chỉ nên cho bé ăn 2 bữa cháo mỗi ngày, mỗi bữa nửa chén. Sau đó, tăng lượng cháo lên 1 chén và ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Điều này giúp bé dần dần thích nghi với lượng thức ăn tăng dần, do dạ dày còn trẻ còn nhỏ nên không thể chứa quá nhiều thức ăn.
Hệ tiêu hóa còn yếu kém của bé khó mà hấp thu những gia vị như hạt nêm, bột ngọt. Mẹ nên giữ lượng vị tự nhiên, không cần thêm gia vị để tránh trường hợp bé chán ăn.
Các nguyên liệu cần được rửa sạch trước khi chế biến và nấu chín kỹ. Đặc biệt là thịt, cá cần loại bỏ mùi tanh bằng cách ngâm chúng trong giấm pha loãng từ 5 - 10 phút trước khi rửa và nấu. Lý do là bởi trước khi bắt đầu ăn dặm, bé thường được bú sữa mẹ nên sẽ khó mà chịu ăn với những thực phẩm có mùi lạ.
Một lưu ý khác là mẹ cần vệ sinh miệng và tay của bé thật kỹ để tránh các nhiễm khuẩn vào đường tiêu hoá và các vấn đề về da của trẻ.
Có những lúc bé sẽ ăn cực kì chậm, thậm chí bỏ ăn vì mỗi khi thay đổi hình thức cháo, bé cần thời gian để làm quen. Khi này, mẹ cần an ủi, vỗ về và kiên nhẫn với bé. Đừng quá khắt khe vì sẽ khiến bé kì thị khi thấy đồ ăn.
Cần kiên nhẫn với trẻ trong giai đoạn tập ăn cháo
Mỗi khi chuyển cho bé sang một món cháo mới, mẹ nên cho bé nếm thử trước 2 - 3 muỗng cháo và quan sát những biểu hiện của bé. Nếu có các dấu hiệu như ngứa, phát ban, nổi đỏ hay nôn mửa, hãy loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn dặm của trẻ nhỏ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu các triệu chứng xấu này vẫn kéo dài.
Hy vọng những nội dung vừa nêu trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bé mấy tháng ăn được cháo hạt cũng như những lưu ý quan trọng khi tập cho bé ăn dặm. Từ khoảng 8 tháng tuổi trở lên là bé có thể ăn cháo được, bắt đầu từ cháo xay nhuyễn, vỡ hạt cho đến nguyên hạt. Thời điểm ăn và loại cháo có thể thay đổi tùy thuộc theo sự phát triển của của trẻ nhỏ, và cũng cần theo khuyến nghị từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhé.
Và nội dung cuối cùng, Faminuts House xin giới thiệu đến các mẹ bỉm cặp đôi món cháo tại ngôi nhà của chúng mình, đó là Cháo hạt sen yến mạch và Cháo hạt diêm mạch đặc biệt. Cả hai lần lượt là cháo xay nhuyễn và cháo nguyên hạt, rất phù hợp để mẹ cho bé ăn dặm. Cháo thuần chay 100% từ các nguyên liệu tự nhiên nhưng hương vị không hề kém cạnh, bên cạnh đó là hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt ở cả Cháo hạt sen yến mạch và Cháo hạt diêm mạch đặc biệt đều có thêm các loại hạt ăn kèm như hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó,... đem lại trải nghiệm vị giác đặc biệt với hương vị béo ngậy, bùi bùi. Các loại hạt còn là nguồn siêu dinh dưỡng, đặc biệt là giàu omega 3 tốt cho sự phát triển của não bộ và tim mạch của trẻ. Bạn cũng không cần quá lo lắng về độ cứng của các hạt, vì chúng đều được chế biến kỹ lưỡng để đạt độ mềm nhừ vừa ăn mà vẫn giữ tối đa lượng dưỡng chất. Mẹ có thể dằm nát hạt để cho bé ăn.
Ngoài ra, cháo hạt tại Faminuts House còn mang đến nguồn dinh dưỡng cung cấp đạm, khoáng chất, vitamin cần thiết bổ sung cho cơ thể. Hàm lượng vitamin E và kẽm cao có trong khẩu phần rất phù hợp với những người có hệ miễn dịch thấp như người già, trẻ nhỏ, người mới ốm dậy. Đặc biệt ở những trẻ bị tiêu chảy, kẽm được xem là thành phần của men tiêu hóa.